Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Chọn máy tiết kiệm điện

Chọn máy tiết kiệm điện

Hiện nay trên thị trường có 2 dòng máy điều hoà giá rẻ là máy thông thường và máy biến tần.

Máy thông thường là máy nén kiểu đóng ngắt ON – OFF, khi điều chỉnh năng suất lạnh và nhiệt độ phòng. Đặc điểm của loại máy này là nhiệt độ trong phòng dao động mạnh, máy làm việc theo chu kỳ đóng ngắt và tiêu thụ điện năng tương đối cao.

Máy biến tần là loại máy mới, hiện đại, điều chỉnh năng suất lạnh và nhiệt độ phòng bằng cách thay đổi vòng quay trục khuỷu máy nén. Nhờ cách điều chỉnh này cũng như nhờ thay động cơ xoay chiều bằng động cơ một chiều, ống mao bằng van tiết lưu điện tử... nên tiêu tốn điện năng có thể giảm tới 50% so với máy thông thường.
Chọn máy tiết kiệm điện
Chọn máy tiết kiệm điện


Tất nhiên giá máy này cũng đắt hơn khoảng 30%. Tuy nhiên, giá đầu tư ban đầu cao hơn, nhưng sẽ nhanh chóng được bù lại nhờ giá vận hành giảm và vòng đời của máy cao (khoảng 13 năm).

Nên chọn loại điều hòa tủ đứng chính hãng biến tần để tiết kiệm điện năng.
Chú ý khi lắp đặt điều hòa

- Phòng phải được hút bụi, làm vệ sinh sạch sẽ, tường và trần nhà thường được lau rửa. Ngoài ra, cần lưu ý lắp đặt điều hoà ở vị trí sao cho dòng không khí có thể được phân phối đều khắp phòng. Trong phòng bạn cũng nên để một chậu nước mát.

-  Không để dàn nóng của điều hòa âm trần chính hãng bị ánh nắng chiếu vào và tránh để dàn nóng bị cản gió. Hướng đặt dàn nóng tốt nhất là hướng bắc hoặc hướng nam. Nếu lắp đặt ở hướng đông hoặc tây thì nên có mái che để che nắng, mái che này không được cản trở luồng gió lưu thông qua dàn nóng.

- Dàn lạnh nên được lắp ở vị trí hợp lý để có thể tỏa lạnh đều trong phòng và đường gió ra không bị cảm trở bởi các vật dụng khác.

- Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh càng gần nhau càng tốt, độ chênh lệch giữa 2 dàn càng nhỏ càng tốt. Như vậy sẽ tiết kiệm điện hơn.

- Phòng lắp máy phải khô ráo với độ ẩm tốt nhất từ 30% đến dưới 60% để các loại vi khuẩn, nấm không có điều kiện phát triển.

Cách chọn và sử dụng điều hòa để tiết kiệm điện năng - Ảnh 2
Vệ sinh sạch sẽ phòng trước khi nắp điều hòa.
Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải

Chỉnh nhiệt độ càng thấp, máy lạnh tiêu thụ điện càng nhiều hơn. Chỉnh nhiệt độ tùy vào khả năng thích ứng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu nhiệt trong phòng chênh lệch quá lớn so với bên ngoài là điều không có lợi cho sức khỏe.

Theo khuyến cáo chỉ nên chênh lệch dưới 10 độ C (tốt nhất là 7 độ) và không nên dưới 20 độ C. Ví dụ nhiệt độ ngoài trời là 36 độ, nhiệt độ trong phòng nên đặt ở mức 26 - 28 độ. Bạn có thể sử dụng thêm quạt điện, như vậy sẽ đạt hiệu quả cao và tiết kiệm điện.

Nếu máy không có chế độ ngủ, hãy tăng nhiệt độ phòng thêm 2oC, nếu cảm thấy nóng lúc đầu, hãy bổ sung thêm quạt trong vòng 1h. Không đặt nhiệt độ thấp đến mức phải nằm đệm và đắp chăn khi ngủ.

Hãy tắt máy điều hoà khi ra khỏi phòng, tắt bằng điều khiển từ xa, sau đó ngắt áp tômát. Nếu chỉ tắt bằng điều khiển máy vẫn tiêu thụ khoảng 15W.

Cách chọn và sử dụng điều hòa để tiết kiệm điện năng - Ảnh 3
Hãy tắt máy điều hoà khi ra khỏi phòng, tắt bằng điều khiển từ xa, sau đó ngắt áp tômát.
Chỉnh hướng gió

Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng. Bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc...). Từ đó, có thể chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất.

Thường xuyên vệ sinh máy

Các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc... làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh. Việc vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh ở máy lạnh hơi phức tạp và có liên quan đến an toàn điện.

Bạn có thể nhờ thợ điện lạnh bảo dưỡng định kỳ (khoảng 6 tháng/lần). Còn lưới lọc bụi, vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét